24 dấu hiệu mang thai tuần đầu sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh
Ngày cập nhật
Chưa đến kỳ kinh làm sao biết có thai?
Sau 1 tuần quan hệ không dùng các biện pháp tránh thai, nhiều chị em nhận thấy rất nhiều gợi ý về một sinh linh bé bỏng đang dần hình thành trong cơ thể mình dù chưa thực sự đến ngày kinh. Trong khi một số khác lại không hề cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong giai đoạn sớm hoặc sau vài tuần đầu mang thai. Vì vậy, bạn có thể dùng que thử thai nếu cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào dưới dây.
Những dấu hiệu mang thai đầu tiên
1. Căng tức ở bầu ngực và núm vú
Ngực khó chịu, căng tức, sưng, nhạy cảm và thậm chí có cảm giác đau khi chạm vào là một trong những dấu hiệu đầu tiên mà nhiều phụ nữ cảm thấy sau khi trứng được thụ tinh. Sự nhạy cảm này có thể xuất hiện vài ngày sau khi thụ thai và dần trở nên rõ ràng cùng với sự phát triển của thai nhi
2. Quầng vú sẫm màu
Không chỉ ngực trở nên căng tức, quầng vú có thể sẫm màu hơn bình thường, thậm chí kích thước còn có thể tăng lên. Dấu hiệu này là do các hormone thai kỳ trong cơ thể đã bắt đầu được sản xuất.
3. Nốt sần trên quầng vú
Dù không để ý những nốt sần nhỏ trên quầng vú, khi số lượng và kích thước của chúng dần tăng lên thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra. Những nốt này được gọi là tuyến Montgomery, là nơi tiết ra dầu để bôi trơn và bảo vệ đầu và quầng vú khi trẻ bắt đầu bú mẹ.
4. Máu báo thai
Có đến 30% phụ nữ lần đầu mang thai sẽ có hiện tượng máu báo thai khi phôi làm tổ trên thành tử cung. Hiện tượng xuất huyết này thường đến sớm hơn kỳ kinh nguyệt bình thường, khoảng 6 đến 12 ngày sau khi thụ thai và có màu hồng từ nhạt đến đậm, hiếm khi đỏ như kỳ kinh nguyệt.
>> Đọc thêm Ra máu báo thai có đau bụng không? Ảnh hưởng của nó đến sức khỏe
5. Mệt mỏi
Mệt mỏi, kiệt sức, thiếu năng lượng, trì trệ - dù cảm giác của bạn là gì thì nó cũng rất tệ do cơ thể phải tăng cường sản xuất máu để nuôi dưỡng thêm thai nhi, gây ra tình trạng giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, biểu hiện này còn liên quan tới mức độ tăng progesterone và tình trạng huyết áp thấp. Do đó, mệt mỏi kèm với việc trễ kinh thường là hiện tượng có thai dễ nhận biết trong thời kỳ đầu mang thai.
6. Đi tiểu thường xuyên
Ngay sau khi mang thai, thông thường khoảng 2 đến 3 tuần sau thụ thai, tần suất đi tiểu sẽ tăng một cách bất thường.
7. Buồn nôn hoặc nôn
Khoảng 80% phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng buồn nôn trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ. Buồn nôn và nôn khi mang thai - hay được gọi là ốm nghén - có thể xuất hiện ở phụ nữ rất sớm sau khi trứng được thụ tinh.
8. Thay đổi thói quen ăn uống
Thay đổi khẩu vị là một trong hiện tượng có bầu dễ nhận biết. Những cảm giác thèm ăn hoặc nhạy cảm hơn với một số loại thực phẩm trong thời kỳ đầu mang thai sẽ khiến tình trạng ăn uống của bạn gặp một vài vấn đề, tuy nhiên, bạn cần lưu ý cung cấp một chế độ dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh.
9. Khứu giác nhạy cảm
Đây là một trong những thay đổi đầu tiên ở một số phụ nữ mới mang thai. Việc mang thai có thể khiến mũi của bạn trở nên nhạy cảm và dễ khó chịu hơn.
10. Chướng bụng
Bạn có cảm thấy cơ thể mình căng lên như một chiếc phao? Cảm giác chướng bụng có thể xuất hiện và mất đi từ rất sớm trong thai kỳ. Và cũng còn quá sớm để nói rằng tình trạng này là do sự phát triển của thai nhi, nhưng bạn có thể tin rằng đây vẫn là kết quả của sự thay đổi về hormone.
11. Đầy hơi
Sự tác động của progesterone - một loại hormone thai kỳ, làm chậm quá trình tiêu hóa là nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng đầy hơi.
12. Táo bón
Táo bón là một triệu chứng khác nhận biết có em bé sớm do progesterone gây nên. Progesterone làm chậm quá trình chuyển động nhu động, dẫn tới táo bón. Các mẹ hãy đảm bảo uống đủ 2 lít nước/ngày và bổ sung chất xơ trong bữa ăn của mình để giảm tình trạng khó chịu do táo bón.
13. Tăng thân nhiệt
Nếu thường xuyên theo dõi thân nhiệt khi mới thức dậy bằng nhiệt kế, bạn có thể thấy nhiệt độ cơ thể tăng khoảng 1 độ C sau khi thụ thai và trong suốt thai kỳ. Tình trạng này xảy ra là do lượng progesterone trong cơ thể phụ nữ sẽ được tiết ra nhiều hơn khi mang thai. Dù không phải một dấu hiệu chắc chắn vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tăng thân nhiệt, đây vẫn là một biểu hiện nhận biết có thai sớm.
14. Nhịp tim tăng
Vào khoảng tuần thứ 8-10 của thai kỳ, tim của bạn có thể bắt đầu đập nhanh hơn và mạnh hơn.
15. Đau lưng
Đau lưng dưới là tình trạng nhiều chị em sẽ gặp khi bắt đầu mang thai và có thể xuất hiện trong suốt cả thai kỳ, khoảng tuần 27 đến tuần 35 của thai kỳ. Nếu bạn không làm việc nặng nhọc hoặc không gặp bất kỳ chấn thương nào liên quan đến phần lưng nhưng lại bị đau lưng, thì có thể là triệu chứng mang thai sớm.
16. Tăng cân bất thường
Tăng cân trở nên phổ biến hơn vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên (ba tháng đầu thai kỳ) của bạn. Bạn có thể thấy mình tăng khoảng 0,5kg đến hơn 2kg trong vài tháng đầu tiên.
17. Thay đổi tâm trạng
Thay đổi tâm trạng thường xuyên xảy ra ở phụ nữ mang thai. Điều này chủ yếu là do sự thay đổi nổi tiết tố ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh của não. Sự thay đổi tâm trạng là bình thường, tuy nhiên, nếu bạn đang đối mặt với vấn đề trầm cảm hoặc gặp phải những tình trạng buồn phiền kéo dài, bạn cần đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
18. Nhức đầu
Các chuyên gia tin rằng, sự gia tăng đột ngột của hormone và lưu lượng máu trong cơ thể có thể gây đau đầu. Lượng máu lưu thông trong thai kỳ của bạn tăng khoảng 50% so với bình thường.
19. Dịch âm đạo thay đổi
Dịch âm đạo ra nhiều là hiện tượng mà đa số chị em nhận thấy khi có thai, nguyên nhân là do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Đây là cơ chế tự nhiên bảo vệ cơ quan sinh sản của mẹ dễ bị tổn thương trong thai kỳ, giúp giữ ẩm vùng âm đạo.
20. Chuột rút
Bạn có thể nhận ra những cơn đau chuột rút rất sớm, từ ngày 6 đến 12 của thai kỳ. Lý do cho triệu chứng này là do việc cơ thể mẹ tăng kích thước tử cung để chuẩn bị cho quá trình mang thai gây áp lực lên mạch máu chi dưới làm bạn cảm giác đau như bị vọp bẻ.
21. Tiết nước bọt nhiều hơn
Dấu hiệu tiết nhiều nước bọt hơn bình thường là biểu hiện dễ gặp trong tháng đầu thai kỳ mà hầu hết các chị em có thể nhận ra sớm.
22. Buồn ngủ
Cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng ngay khi mới thụ thai có thể gây nên hiện tượng buồn ngủ dù bản thân bạn đã ngủ đủ giấc.
23. Mụn
Mụn là một trong những dấu hiệu có em bé được gây nên do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể sau 7 ngày quan hệ dẫn đến thụ thai.
24. Chậm kinh
Trễ kinh là một trong những dấu hiệu đáng tin cậy nhất báo hiệu việc mang thai của chị em phụ nữ. Thông thường, nếu bạn đang trong độ tuổi sinh sản, kinh nguyệt sẽ đến đều đặn hàng tháng nhưng nếu đột nhiên chậm kinh không rõ nguyên nhân thì bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến việc bản thân đang mang thai ngay cả trước khi que thử thai xác nhận điều đó. Tuy nhiên, dấu hiệu này có thể gây nhầm lẫn đối với phụ nữ có chu kỳ kinh không đều.
>> Mua online Que thử thai, bút thử thai giao tận tơi trong 30 phút trên Medigo
Sau bao lâu thì có dấu hiệu mang thai?
Phần lớn các triệu chứng nhận biết có thai sẽ xuất hiện vào khoảng tuần thứ sáu. Nhưng mỗi phụ nữ mang thai - và mỗi thai kỳ - đều khác nhau nên các dấu hiệu có thể tới sớm hoặc muộn hơn, hoặc không có bất kỳ triệu chứng nào nếu bạn may mắn. Nếu bạn gặp phải những hiện tượng không được liệt kê nhưng khiến bạn lo lắng hoặc nghi ngờ, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ để chắc chắn mọi việc vẫn bình thường và trong tầm kiểm soát.
>> Tư vấn online cùng Bác Sĩ Sản Phụ Khoa để giải đáp nhanh nhất các thắc mắc trong thai kỳ
Làm sao biết có thai?
Ngoài trực giác của phụ nữ dựa trên những dấu hiệu mang thai sớm, công cụ xác nhận việc mang thai đơn giản và dễ tiếp cận chính là que thử thai. Kết quả dương tính trên que thử thai là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi liệu bạn có thai hay chưa.
Bạn có thể thử thai khoảng 4 đến 5 ngày trước ngày hành kinh tuy nhiên độ chính xác chỉ đạt 60% đến 75%
Nếu muốn chắc chắn, hãy đợi đến khi trễ kinh 1 tuần, độ chính xác của que thử thai có thể lên tới 99%.
>> Tìm hiểu Que thử thai vạch mờ là có thai không?
Mới phát hiện có thai nên làm gì?
Khám thai
Khám thai giúp loại trừ trường hợp mang thai ngoài tử cung đồng thời kiểm tra cân nặng, nhịp tim, huyết áp,... nhằm phòng ngừa các biến chứng có thể gặp phải trong thai kỳ như: đái tháo đường, tăng huyết áp thai kỳ,...
Xét nghiệm sàng lọc
Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc để biết rõ tình trạng của bản thân cũng như của thai nhi theo chỉ định của bác sĩ để đưa ra những phương án tối ưu trong cả quá trình mang thai.
Nghỉ ngơi và giữ tinh thần tốt
Giấc ngủ cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thai nhi, chính vì vậy bạn cần có một chế độ ngủ nghỉ khoa học. Cố gắng ngủ đủ giấc, khoảng 7- 8 tiếng mỗi ngày và đảm bảo giấc ngủ chất lượng. Ngoài ra cũng chú ý: không uống nhiều nước sau 8h tối, ban ngày vận động vừa sức để cơ thể thư giãn và dễ ngủ vào ban đêm.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Thai nhi trong bụng của bạn sẽ phát triển không ngừng, nên rất cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp cho quá trình phát triển của thai trở nên hoàn thiện hơn. Bạn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khi mang thai gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất. Chú ý vào việc bổ sung acid folic giai đoạn đầu thai kỳ để phòng tránh dị tật ống thần kinh.
Tìm hiểu các kiến thức mang thai và sinh nở
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, cả bố và mẹ đều cần trang bị những kiến thức liên quan tới việc chăm sóc cơ thể cũng như các thắc mắc thường gặp trong quá trình mang thai.
>> Đọc tiếp Cân nặng thai nhi theo tuần
Tổng kết
Trên đây là 24 dấu hiệu có bầu sớm dễ nhận biết nhất đã được kiểm chứng mà các chị em có thể tham khảo nếu đang nghi ngờ bản thân mình sắp trở thành mẹ. Nếu bạn nhận thấy mình có một vài biểu hiện có bầu sau 1 tuần quan hệ, hãy xác nhận bằng việc sử dụng que thử thai hoặc tới các bệnh viện, phòng khám phụ sản để kiểm tra chính xác bạn có thai hay không. Việc phát hiện sớm thai kỳ sẽ giúp các mẹ lên kế hoạch và sẵn sàng cho một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
>> Medigo cung cấp dịch vụ mua thuốc online giao tận nơi trong 30 phút kèm tư vấn với Bác Sĩ chuyên môn cao để chăm sóc sức khỏe cho bạn và cả gia đình!
Đánh giá bài viết này
(13 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm