lcp

Tìm hiểu thông tin về hoa thanh cúc (cornflower)

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI Nguyễn Minh Bảo

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Nhi Khoa

Hoa thanh cúc, loại hoa có cái thên tao nhã, mang nhiều ý nghĩa đẹp và công dụng rất tốt cho sức khỏe. Cùng Medigo tìm hiểu những thông tin chung nhất về loài hoa này.

1. Thông tin nhanh về hoa thanh cúc

Tên

Hoa thanh cúc

Tên khoa học

Centaurea cyanus

Nguồn gốc

Hoa thanh cúc có nguồn gốc từ Châu Âu

Hình dạng

Phẳng

Mùi vị

Giống dưa chuột ngọt ngào

Lợi ích sức khỏe

Điều trị táo bón, Rửa miệng loét, Rửa mắt viêm kết mạc, Thúc đẩy tiêu hóa, Giải độc gan, Giúp giảm căng thẳng và lo lắng

 

thanh cúc

Hoa thanh cúc (Cornflower) là loài hoa thuộc họ hàng của cúc

2. Tìm hiểu về cây hoa thanh trúc (cornflower)

Hoa thanh cúc có tên khoa học là Centaurea cyanus, là loại cây thân thảo có chiều cao từ 20-85cm với thân màu xanh xám, mảnh và phân nhánh xa. 

Hoa thanh cúc thuộc họ hàng của hoa cúc với những bông hoa màu xanh rực rỡ. Hoa còn được gọi với tên khác là: Nút Cử Nhân, Mũ xanh, Chai xanh, Anh túc xanh, Blueblow, Bluebonnets, Boutonniere Flower, Bluebottle, Cornflower, Cyani Flower, Hurtsickle, Garden Cornflower, Bachelor's Button Knapweed và Garden knapweed,...

Lá cây mọc so le, có lông màu xám, dài khoảng 3-10cm. Đầu hoa là các mảnh có đỉnh tròn hoặc dẹt với đường đường kính khoảng 2.5-3.5cm mọc trên các chùm dài và được bao quanh bởi lá. Phyllaries có hình giống quả trứng hoặc thuôn dài, màu xanh lá cây.

Hoa tia có màu xanh tím đến xanh lam, gồm nhiều cánh với số lượng 25-35, hình phễu xiên với các thùy ở đầu. Hoa đĩa có hình ống, màu xanh tím ở trung tâm đầu hoa. Quả hình elip, dẹt có màu hơi vàng và có lông mịn dài khoảng 3.5-4mm, đầu ngắn và lông cứng không đều nhau. 

Cây hoa thanh trúc phát triển tốt trong đất vườn thông thường nhưng phát triển mạnh nhất trong đất xốp và nhiều ánh nắng. Nó cũng có thể chịu được đất khô cằn, độ phì thấp, đất kiềm. Khi cây phát triển tốt, nó có thể chịu được hạn hán.

Là một loại cây cảnh và có rất nhiều giống khác nhau. Hoa thanh trúc có khả năng giữ màu tốt ngay cả khi đã khô. 

2.1 Lá

Lá của cây hoa thanh cúc có hình mũi mác hẹp, mọc xung quanh thân, những lá ở phía dưới thùy cong.

cornflower

2.2 Hoa

Ở giữa bông hoa có màu sẫm hơn và bao quanh bởi những lá bắc chồng lên nhau có chiều dài khoảng 1.5inch. Hầu hết hoa thanh cúc đều có màu xanh lam nhưng vẫn có thể bắt gặp sắc hoa trắng, hồng, màu hạt dẻ hay hoa 2 màu.

hoa thanh cúc

Hoa thanh trúc có màu xanh lam, cũng có thể bắt gặp màu trắng, hồng, tím,..

3. Sử dụng trong y học cổ truyền

  • Chiết xuất của hoa thanh cúc được sử dụng để điều trị táo bón, cổ chướng, tốt cho bệnh nhân bị thận, súc miệng trị loét miệng và chảy máu nướu răng
  • Thuốc rửa mắt được làm bằng hoa thanh cúc giúp chữa viêm kết mạc, các bệnh về mắt, giúp mắt giảm mệt mỏi, căng thẳng hay sưng húp
  • Hoa thanh cúc có tác dụng chống nhiễm trùng
  • Trà từ hoa thanh cúc được sử dụng để thúc đẩy tiêu hóa và giải độc gan
  • Truyền nụ hoa được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Việc sử dụng hoa thanh cúc như 1 loại trà giúp tránh cảm lạnh thông thường
  • Trà hạt thanh trúc được sử dụng ở Châu Âu dùng để chữa táo bón
  • Sử dụng chiết xuất của cánh hoa giúp điều trị nhiễm trùng nấm men
  • Hoa thanh trúc giúp cầm máu ở vết thương hở cũng như chảy máu nướu răng
  • Dùng lá giã nát làm thuốc đắp lên các cơ quan đau nhức, vết bầm tím và khớp bị viêm
  • Dịch đầu hoa (khô hoặc tươi) được dùng làm nước rửa trên da đầu để loại bỏ gàu
  • Với đặc tính làm se (giúp co lại hoặc co thắt các mô cơ thể), hoa thanh cúc giúp điều trị quầng thâm và bọng mắt
  • Bột hoa có tác dụng làm giảm bầm tím
  • Hoa thanh cúc rất hữu ích đối với các vết loét và làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn
  • Nước sắc của lá được dùng để chữa bệnh thấp khớp và dùng làm xả tóc sẽ chữa bệnh chàm da đầu
  • Sử dụng để điều chỉnh rối loạn kinh nguyệt, chữa trị da bị kích ứng và viêm da
  • Hoa thanh cúc còn giúp tăng cường sức khỏe móng tay và ngăn ngừa nhiễm trùng móng
  • Hoa thanh cúc có lợi đối với những người bị căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và các rối loạn hệ thần kinh,...
hoa thanh cúc

Hoa thanh cúc có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe 

4. Những lưu ý khi sử dụng hoa thanh cúc

  • Những người bị dị ứng không nên sử dụng
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ đối với những người có bệnh nền, rối loạn chức năng trên cơ thể,..

5. Cách sử dụng hoa thanh cúc

  • Hoa có thể sử dụng ngay khi sống, nấu chín hay thêm vào món salad, món rau.
  • Hoa thanh trúc cũng được sử dụng trong món tráng miệng
  • Cánh hoa được sử dụng làm nguyên liệu bánh nướng xốp
  • Ngoài ra, hoa thanh trúc cũng được sử dụng với mục đích trang trí 

6. Những thông tin khác về cây hoa thanh trúc 

  • Các lá xếp xen kẽ nhau trên thân
  • Hoa xếp thành cụm ở đầu cành hoa. Đầu hoa nằm ở trung tâm và được tạo thành từ các bông hoa hình đĩa
  • Hoa có nhiều màu sắc khác nhau như xanh, hồng, trắng, tím, đỏ và màu hạt dẻ
  • Hoa thanh trúc có thể ra hoa đơn và đôi, chứa cả cơ quan sinh sản
  • Hoa là nguồn mật hoa phong phú, thu hút bướm và ong đến thụ phấn cho cây
  • Cây hoa thanh trúc được nhân giống từ hạt giống
  • Hoa thanh trúc cũng được sử dụng làm nguồn thuốc nhuộm màu xanh
  • Hoa thanh trúc được coi là quốc hoa của Estonia
  • Đây là loại cây hàng năm 
  • Hoa ăn được, có vị ngọt như dưa chuột
  • Mật ong được làm từ hoa thanh trúc được đánh giá là tốt nhất.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(6 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm