lcp

Protein trong máu là gì. Khi nào nên đi xét nghiệm

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Protein trong máu là một xét nghiệm đo lượng protein tổng thể trong máu. Protein là một thành phần quan trọng của cơ thể, tham gia vào nhiều chức năng khác nhau. Xét nghiệm protein trong máu thường được chỉ định để đánh giá sức khỏe tổng thể của cơ thể, cũng như để chẩn đoán và theo dõi một số bệnh lý. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn.

1. Protein trong máu là gì?

Protein trong máu, hay còn được gọi là protein huyết tương, là những protein có mặt trong huyết tương của máu. 

Protein máu đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau. Nó tạo ra áp lực keo giúp vận chuyển và trao đổi muối nước. Ngoài ra, protein còn giúp giữ cân bằng pH cho máu và bảo vệ cơ thể. Protein còn vận chuyển hormon, enzym và thuốc như thuốc kháng sinh, coumarin, salicylate và thuốc ngủ.

Albumin và globulin là hai thành phần chính trong protein máu. Trong đó Albumin tham gia duy trì áp lực keo trong huyết tương và vận chuyển nhiều chất trong cơ thể. Còn globulin có vai trò điều hòa trong hệ thống miễn dịch và tham gia điều hòa quá trình đông máu.

protein máu

Protein trong máu là gì?

2. Protein trong máu bình thường là bao nhiêu?

Mức độ protein trong máu bình thường của người trưởng thành là khoảng 6-8 g/100 ml máu. Tuy nhiên, mức độ này có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe của từng người.

Nồng độ protein trong máu này sẽ phản ánh các tình trạng bất thường về gan, thận, bệnh lý đường tiêu hóa, tình trạng dinh dưỡng,... của cơ thể. Do đó cần phải xét nghiệm nó để nhận biết sớm những căn bệnh đang tiềm ẩn.

3. Tại sao cần xét nghiệm Protein trong máu

Xét nghiệm Protein trong máu là một phương pháp để đánh giá mức độ và tình trạng của các protein có mặt trong huyết thanh. Bạn sẽ cần phải xét nghiệm protein máu để:

Đánh giá chức năng gan

Protein là một thành phần quan trọng của máu được sản xuất chủ yếu bởi gan. Xét nghiệm Protein trong máu có thể giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến chức năng gan, như bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan.

Đánh giá chức năng thận

Một số protein trong máu, như albumin, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nước và chất điện giữa các mô và tế bào. 

Xét nghiệm Protein trong máu sẽ giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến chức năng thận, suy thận và tổn thương thận.

protein máu

Tại sao cần xét nghiệm Protein trong máu

Chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý khác

Xét nghiệm Protein trong máu cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý khác như:

  • Bệnh tự miễn
  • Bệnh nhiễm trùng
  • Bệnh dạ dày-tá tràng 
  • Bệnh lý nhiễm kháng

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng

Protein là một thành phần quan trọng của chế độ ăn uống và đánh giá Protein trong máu có thể giúp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cơ thể.

Mức độ và tỷ lệ của các protein trong máu sẽ phản ánh sự thiếu hụt protein hoặc cơ thể bạn không đủ chất dinh dưỡng. 

4. Khi nào nên đi xét nghiệm Protein trong máu

Khi đi khám sức khỏe tổng quát, bạn sẽ được xét nghiệm protein trong máu song song với các kiểm tra khác.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chủ động thực hiện xét nghiệm này trong những trường hợp sau:

  • Gặp các triệu chứng bất thường liên quan đến chức năng gan hoặc thận, như mệt mỏi, sút cân bất thường, sưng ở chân tay, thay đổi về màu sắc và mùi của nước tiểu.
  • Bệnh nhân có lịch sử bệnh lý liên quan đến gan hoặc thận, như viêm gan, xơ gan, suy thận, bệnh đái tháo đường.
  • Bị rối loạn tiêu hóa, hay nôn và buồn nôn, chán ăn, suy dinh dưỡng, thiếu hụt protein, hoặc tăng cân không rõ nguyên nhân.
protein máu

Khi nào nên đi xét nghiệm Protein trong máu

Trên đây là những thông tin về protein máu mà bạn cần phải biết. Hãy khám sức khỏe tổng quát định kỳ và thực hiện các xét nghiệm liên quan để phát hiện bệnh liên quan đến protein trong máu và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp nhé.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(13 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm