lcp

Tầm quan trọng của chỉ số đường huyết

5.0

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

Tình trạng đái tháo đường ở Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng, hiện nay đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm. Đặc biệt cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội thì bệnh đái tháo đường càng có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Theo dõi chỉ số đường huyết là vô cùng quan trọng để phòng và điều trị bệnh tiểu đường. Vậy chỉ số đường huyết như thế nào là bình thường?

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết (glucose có trong máu) là dạng năng lượng được chuyển hóa từ thức ăn do cơ thể nạp vào.

Chỉ số đường huyết được chia làm 4 loại:

  • Đường huyết bất kỳ
  • Đường huyết lúc đói
  • Đường huyết sau ăn
  • HbA1C


 Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường

Chỉ số đường huyết bình thường

Đối với người bị tiểu đường, chỉ số đường huyết an toàn:

  • Đường huyết bất kỳ nhỏ hơn 180 mg/dL (10 mmol/l)
  • Đường huyết lúc đói từ 80-130 mg/dL (< 7 mmol/dL)
  • Đường huyết sau ăn bé hơn 180 mg/dL (10 mmol/dL)
  • Giá trị HbA1C < 7%

Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên giúp chúng ta biết được mức độ tình trạng sức khỏe

Đối với người bình thường, chỉ số đường huyết an toàn: 

  • Đường huyết bất kỳ nhỏ hơn 140 mg/dL (7,8 mmol/l)
  • Đường huyết lúc đói nhỏ hơn 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l)
  • Đường huyết sau ăn nhỏ hơn 140 mg/dL (7,8 mmol/l)
  • Giá trị HbA1C < 5,7%

Dựa vào các chỉ số đường huyết bên trên, chúng ta có thể xác định được người bệnh đang ở mức độ nào. Nếu phát hiện tình trạng bệnh sớm, người bệnh có thể không cần điều trị bằng thuốc mà có thể thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập thể dục và vận động phù hợp. Vì vậy, việc theo dõi chỉ số đường huyết là cực kỳ quan trọng, hãy quan tâm đến sức khỏe của bạn khi chưa quá muộn.

Tình trạng tăng/hạ đường huyết

Hạ đường huyết

Là tình trạng lượng đường trong máu giảm thấp hơn so với bình thường < 3.9 mmol/l (< 70mg/dL). Cơ thể bị thiếu glucose nên các hoạt động bên trong cơ thể bị rối loạn.

Hạ đường huyết do làm việc và luyện tập quá mức, ăn muộn, bị ốm, bỏ bữa, dùng chất kích thích khi đói,...

Tăng đường huyết

Là tình trạng lượng đường trong máu vượt ngưỡng bình thường 11.1mmol/l (200 mg/dL) làm dư thừa glucose ở các mô trong cơ thể.

Nguyên nhân chính là do chỉ số Insulin không ổn định khiến cho glucose máu bị mất khả năng điều hòa gây nên tình trạng tăng đường huyết.

Các triệu chứng của tiểu đường

Các triệu chứng thường gặp của người bệnh tiểu đường:

  • Uống nước nhiều (khát nước một cách bất thường)
  • Ăn nhiều (ăn quá mức bình thường)
  • Tiểu nhiều (lượng nước tiểu tăng quá mức)
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn

Chóng mặt, buồn nôn cũng có thể là triệu chứng của người bệnh tiểu đường

  • Đau chân
  • Khô miệng
  • Mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Chậm lành vết thương
  • Giảm cân 
  • Ngứa vùng sinh dục

Triệu chứng trên chỉ dành cho mục đích cung cấp thông tin (triệu chứng có thể có hoặc không) chưa được chẩn đoán, nếu nghi ngờ cơ thể có những thay đổi khác thường bạn có thể tìm đến các bác sĩ để có thể được tư vấn, giải đáp thắc mắc và chữa trị kịp thời.

Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định

Để duy trì mức độ đường huyết an toàn, cần có chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn, giữ thói quen duy trì lối sống lành mạnh, dưới đây là một số cách để duy trì chỉ số đường huyết khi cần:

  • Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên: bằng đồng hồ đo đường huyết, máy đo đường huyết,…
  • Tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ: khi dùng thuốc để tránh những tác dụng phụ của thuốc không mong muốn, uống thuốc đều đặn, làm theo lộ trình điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không thay đổi liều lượng thuốc mà không được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Bổ sung thực phẩm màu xanh và đỏ tươi: các loại thực phẩm có chứa anthocyanins có trong các thực phẩm màu xanh, đỏ giúp chúng ta kiểm soát lượng đường tốt.

Bổ sung thực phẩm màu xanh và đỏ tươi như dâu giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn

  • Những thực phẩm có chứa lượng đường cao hấp thụ nhanh chóng, đồng nghĩa lượng đường trong máu cũng tăng nhanh nhưng sau đó cũng giảm nhanh.
  • Thường xuyên tập thể dục: Bạn nên tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày, việc đổ mồ hôi trong khi tập thể dục giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 
  • Uống sữa: Các sản phẩm từ sữa góp phần đáng kể nguy cơ kháng insulin, uống sữa mỗi ngày có thể giảm được nguy cơ kháng insulin lến đến 20%. Các protein và enzyme trong sữa làm chậm chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành lượng đường trong máu.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái,..

Kết luân

Theo dõi và phát hiện chỉ số đường huyết, giúp bạn có thể phòng ngừa và điều trị kịp thời bệnh, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tại nhà, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường trong cơ thể. Dịch vụ tư vấn sức khỏe cùng các bác sĩ Medigo, với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao, đa dạng chuyên khoa sẽ tư vấn, giải đáp và đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất cho bạn. Ngoài ra, giữ chế độ ăn uống khoa học, tích cực vận động, tinh thần tích cực sẽ là chìa khóa đề phòng ngừa và giảm tác hại của bệnh đái tháo đường đối với cơ thể.

Tư vấn sức khỏe online cùng Thạc sĩ BS Võ Trần Minh Trí có 7 năm kinh nghiệm chuyên ngành nội khoa

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Đánh giá bài viết này

(7 lượt đánh giá).
5.0
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm