Top 5+ thuốc ho long đờm cho bé hiệu quả từ 3 lần uống
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
1. Cơ chế tác dụng của thuốc điều trị ho có đờm
Thuốc thuốc trị ho có đờm cho trẻ nói riêng và thuốc long đờm nói chung được chia làm 2 nhóm đó là nhóm thuốc làm tăng dịch tiết và nhóm làm tiêu chất nhầy
Thuốc trị ho tiêu đờm, long đờm có cơ chế tác dụng gì?
1.1 Thuốc làm tăng dịch tiết
Trẻ bị ho có đờm uống thuốc gì? Thuốc làm tăng dịch tiết là thuốc làm tăng bài tiết dịch ở đường hô hấp, ngoài ra còn có tác dụng giúp bảo vệ niêm mạc đường hô hấp chống lại các tác nhân kích thích và loại trừ các yếu tố kích thích đó
Nhóm thuốc này có 2 cơ chế tác dụng:
- Gây phản xạ phó giao cảm bằng cách kích thích các receptor từ niêm mạc dạ dày giúp làm tăng bài tiết dịch ở đường hô hấp, lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc này thường làm đau dạ dày và có thể gây nôn. Một số thuốc thường dùng là: natri iodid và kali iodid, Natri benzoat, Amoni acetat, Ipeca hoặc ipecacuanha, hoạt chất là emetin.
- Cơ chế thứ hai là kích thích trực tiếp đến các tế bào xuất tiết. Những chất thuốc nhóm này bao gồm những tinh dầu bay hơi như Terpin, Gaicol, Eucallyptol. Ngoài ra hoạt chất thuộc nhóm này còn có tác dụng sát khuẩn. Lưu ý không dùng Gaicol cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi .
1.2. Thuốc làm tiêu chất nhầy
Thuốc ho tan đờm cho trẻ là gì? Các thuốc nhóm này làm giảm độ nhớt của chất nhầy bằng cách thay đổi cấu trúc, do đó có thể tống chất nhầy/đờm ra khỏi đường hô hấp một cách dễ dàng nhờ hệ thống lông chuyển hoặc sự khạc đờm. Một số khác lại tác động theo cơ chế làm lỏng dịch tiết của niêm mạc phế quản.
Thận trọng sử dụng các thuốc làm tiêu chất nhầy ở những người có tiền sử loét dạ dày-tá tràng do chúng có thể làm phá vỡ hàng rào chất nhày bảo vệ ở dạ dày.
Các thuốc nhóm này gồm: N- Acetylcystein, Bromhexin (bisolvon) và một số các thuốc khác như : Carbocystein, mucothiol, mecystein .
Thuốc long đờm có nguồn gốc từ thiên nhiên cũng có tác dụng làm loãng chất nhầy và giảm tắc nghẽn đường thở. Thuốc long đờm tự nhiên bao gồm:
- Menthol : menthol là một chất hóa học tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật thuộc họ bạc hà. Menthol mang lại cho bạn cảm giác mát lạnh và đôi khi có thể làm dịu cơn đau họng.
- Chiết xuất cao lá thường xuân : Một nghiên cứu cho biết bất kỳ loại thuốc nào có chứa chiết xuất cây thường xuân khô đều có thể có hiệu quả trong điều trị ho. Chiết xuất cao lá thường xuân chứa các hoạt chất Saponin, rutin và flavonoid có tác dụng kích thích bài tiết đờm (để tạo đờm giúp khạc đờm ra ngoài dễ dàng hơn) và làm giãn phế quản.
- Mật ong : Mật ong là thảo dược thiên nhiên có thể giúp làm loãng chất nhầy và giảm ho. Tuy nhiên không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể nguy cơ mắc bệnh ngộ độc sẽ cao hơn.
Dược liệu từ thiên nhiên cũng giúp trị ho có đờm cho trẻ
2. Khi nào dùng thuốc ho và thuốc long đờm cho trẻ?
Trẻ bị ho có đờm uống thuốc gì, khi nào thì uống thuốc ho tiêu đờm cho trẻ? Dựa trên các biểu hiện của trẻ khi ho để xác định khi nào thì sử dụng thuốc trị ho có đờm cho trẻ: Nếu trẻ ho khan tức là ho không có đờm hoặc nếu có thì chỉ rất ít, ho khan khi cổ họng khô, bị kích thích bởi một số yếu tố nên sẽ gây rát, đau họng cho trẻ. Cha mẹ nên phân biệt với cơn ho đờm là tình trạng ho có kèm theo đờm/chất nhầy
Khi nào nên dùng thuốc long đờm và khi sử dụng thuốc long đờm thì dùng với liều lượng, thời gian, cách dùng như thế nào thì hiệu quả? Để giải quyết vấn đề này cần có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dựa trên rất nhiều yếu tố như: Mức độ cơn ho của trẻ, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, đờm nhiều hay ít, đặc hay loãng… Mỗi trường hợp sử dụng thuốc và liều lượng khác nhau. Vậy nên, cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc hay thấy trẻ khác có triệu chứng giống con mình mà mua thuốc theo.
Có nên sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ em bị ho có đờm không? Kháng sinh có thể được bác sĩ kê đơn cho trẻ để điều trị tình trạng ho có đờm khi con bạn bị ho do nhiễm vi khuẩn (vi khuẩn khác virus, cha mẹ nên tìm hiểu để phân biệt được chúng bởi vì kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn không phải để điều trị nhiễm virus). Để biết con bạn có phải bị ho có đờm do vi khuẩn hay không cần có sự thăm khám/xét nghiệm vi sinh/chẩn đoán của bác sĩ. Cha mẹ không nên vì một số triệu chứng như đờm mủ xanh vàng mà khẳng định con mình bị nhiễm khuẩn và mua kháng sinh về điều trị.
3. Một số loại thuốc trị ho có đờm cho bé
Thuốc gì trị ho tiêu đờm cho trẻ? Trẻ em là đối tượng đặc biệt, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về điều trị triệu chứng ho có đờm ở trẻ. Tốt nhất nên có sự thăm khám, tư vấn từ các bác sĩ, dược sĩ để sử dụng thuốc thích hợp, an toàn và hiệu quả cho trẻ. Một số sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên có thể an toàn hơn đối với trẻ em so với các thuốc có nguồn gốc hóa dược, tuy nhiên thời gian chữa khỏi triệu chứng ho có đờm ở trẻ của các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ lâu hơn. Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ triệu chứng ho có đờm ở trẻ mà các chuyên gia y tế sẽ kê đơn cho con bạn những loại thuốc khác nhau. Sau đây là một số thuốc thường dùng để điều trị ho có đờm cho trẻ.
3.1. Siro ho Bổ Phế Nam Hà
Siro ho Bổ Phế Nam Hà chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như: Tỳ bà diệp, Bách bộ, Thiên môn đông, Cam thảo, Xạ can, Tang bạch bì, Cát cánh- Bạc hà. Bổ Phế Nam Hà có công dụng giúp bổ phế, giảm ho, giảm khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản, giảm đờm, giảm đau rát họng….
Phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng sản phẩm
Bạn có thể tham khảo thêm những thông tin hữu ích về sản phẩm TẠI ĐÂY
Siro ho Bổ Phế Nam Hà giúp trị ho có đờm
3.2 Thuốc ho Astemix
Thành phần của Astemix chứa các chất chiết được từ dược liệu như: Húng chanh; Núc nác… với công dụng giúp hỗ trợ điều trị ho, viêm phế quản, suyễn, viêm họng…
Lưu ý chỉ dùng thuốc đúng liều, không dùng thuốc quá liều và không sử dụng thuốc ho Astemix khi thấy váng mốc.
Thuốc ho Astemix sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Tham khảo sản phẩm TẠI ĐÂY
Thuốc ho Astemix điều trị triệu chứng ho có đờm sử dụng được cho trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú.
3.3 Thuốc ho Prospan
Thành phần chính của thuốc trị ho Prospan là lá thường xuân khô. Đây là một loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng chống viêm giúp điều trị các bệnh lý đường hô hấp một cách hiệu quả
Công dụng chính của thuốc ho Prospan: Cải thiện tình trạng ho do viêm họng, ho khan, ho có đờm, làm dịu cổ họng…
Liều lượng khi dùng thuốc ho Prospan
- 0-2 tuổi: 2,5 ml 2 lần thuốc trị ho Prospan mỗi ngày
- 2-5 năm: 2,5 ml 3 lần thuốc trị ho Prospan mỗi ngày
- 6-9 tuổi: 5 mL 3 lần thuốc trị ho Prospan mỗi ngày
- 9-16 tuổi: 5 mL 3 lần thuốc trị ho Prospan mỗi ngày
- Người lớn: 5-7,5 ml 3 lần thuốc trị ho Prospan mỗi ngày
Những thông tin chi tiết hơn về sản phẩm siro ho Prospan bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY
Thành phần chính của thuốc ho Prospan là lá thường xuân khô giúp trị ho tiêu đờm hiệu quả cho trẻ
3.4 Thuốc trị ho Ích Phế Hầu
Thành phần của Ích Phế Hầu gồm các thảo dược từ thiên nhiên như: Cao lá thuờng xuân, Tinh dầu gừng, eucalyptol (từ tràm)
Công dụng của thuốc trị ho Ích Phế Hầu: Hỗ trợ điều trị tình trạng ho nhiều, giúp giảm hắt hơi, sổ mũi, đặc biệt thuốc trị ho Ích Phế Hầu hỗ trợ giảm tăng tiết đờm dãi, giảm đau rát họng do ho kéo dài.
Liều lượng của Ích Phế Hầu để chữa ho
- Trẻ em dưới 1 tuổi: Uống 5ml/lần x 1 lần/ngày, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
- Trẻ em 1 đến 6 tuổi: Uống thuốc trị ho Ích Phế Hầu 5ml/lần x 1-2 lần/ngày
- Trẻ em 6 tuổi trở lên và người lớn: Uống thuốc trị ho Ích Phế Hầu 5ml/lần x 2 lần/ngày
Thuốc trị ho Ích Phế Hậu dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Tham khảo sản phẩm TẠI ĐÂY
Công dụng của thuốc trị ho Ích Phế Hầu giúp hỗ trợ điều trị tình trạng ho nhiều
4. Lưu ý khi dùng thuốc ho tiêu đờm cho bé
- Cần có chỉ định và sự theo dõi của dược sĩ hoặc bác sĩ khi trẻ em sử dụng các loại thuốc trị ho tiêu đờm. Khi thực sự cần thiết, bạn có thể cân nhắc dùng thuốc trị ho tiêu đờm không kê đơn cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi sau khi đã tham khảo ý kiến của các dược sĩ, bác sĩ
- Khi sử dụng thuốc điều trị ho tiêu đờm cho trẻ cần đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ dùng thuốc đúng theo chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ, dược sĩ. Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc, bạn nên theo dõi kỹ sức khỏe của con để phát hiện kịp thời và xử lý.
- Một số thuốc trị ho tiêu đờm cho trẻ có tên thương mại khác nhau nhưng cùng hoạt chất, bạn cần đọc kỹ nhãn và dùng thuốc đúng theo phác đồ, không nên tự ý mua thêm thuốc để tránh quá liều gây ra những tác dụng không mong muốn.
- Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường như ngủ li bì, chướng bụng… mà bạn nghi ngờ là do tác dụng không mong muốn của thuốc hãy liên hệ ngay với dược sĩ, bác sĩ để được kịp thời xử lý
- Không được thấy trẻ ho có đờm nhiều mà dùng nhiều hơn liều quy định cùng một lúc, chỉ dùng nhiều hơn khi có chỉ định của bác sĩ.
Medigo app vừa chia sẻ với bạn nội dung trẻ em bị ho có đờm uống thuốc gì an toàn, hiệu quả và ít tác dụng phụ? Hi vọng với những thông tin được chọn lọc kỹ lưỡng về thuốc trị ho có đờm cho trẻ, cha mẹ sẽ có những kiến thức hữu ích về thuốc trị ho tiêu đờm cho trẻ để gia đình có một sức khỏe tốt.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(4 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm