Tổng hợp các thuốc trị sưng nướu răng giảm đau nhanh chóng
Ngày cập nhật
1. Thuốc bôi trị sưng nướu răng
Thuốc bôi trị sưng nướu răng sẽ trực tiếp lên chỗ phần nướu răng bị viêm rất hiệu quả. Dùng thuốc bôi sẽ giúp bạn tăng mạnh khả năng kháng khuẩn ngay tại vị trí bôi và tránh được tác dụng không mong muốn toàn thân của các hoạt chất có trong thuốc.
1.1 Gel bôi sát khuẩn vùng nướu Perio KIN
Gel bôi sát khuẩn PerioKin có xuất xứ từ Tây Ban Nha chứa 0.20 % Chlorhexindine điều trị hiệu quả với các trường hợp sưng viêm nướu, viêm nha chu nặng.
Với dạng bào chế đặc biệt, Perio KIN Gel bám dính cao trên bề mặt niêm mạc miệng và khả năng diệt khuẩn tối đa, ít tan trong nước. Khi bôi lên vùng da điều trị, lập tức tạo thành một lớp màng mỏng, bám dính chắc, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, giúp nhanh lành vết loét đồng thời giảm đau nhanh khiến việc ăn uống, sinh hoạt dễ dàng hơn.
Cách sử dụng:
- Lấy 1 lượng Perio KIN gel vừa đủ vào tay đã rửa sạch.
- Thoa 2-3 lần/ngày sau khi vệ sinh răng miệng
- Mát-xa nướu răng.
- Nên sử dụng sau mỗi bữa ăn
- Trong 30 phút sau khi thoa gel, không nên ăn uống.
- Hiệu quả tốt nhất khi dùng ban đêm cho các bệnh loét miệng, viêm nướu, nha chu, nha chu túi.
- Sử dụng 5 – 7 ngày tùy theo bệnh lý
Ưu điểm: An toàn cho phụ nữ có thai
1.2 Gel bôi Metrogyl Denta trị sưng nướu
Thuốc Metrogyl Denta là một loại thuốc kháng khuẩn mạnh có các thành phần chính gồm: Metronidazole benzoate BP (tương đương với metronidazol), chlorhexidine gluconate solution và nhiều thành phần khác để làm tăng hiệu quả và mở rộng phổ điều trị của thuốc . Chính vì vậy, thuốc được sử dụng để điều trị viêm nha chu mãn tính, sâu răng, viêm sưng nướu răng, viêm ống tủy răng, viêm loét miệng và hôi miệng do nhiễm trùng răng miệng
Liều dùng: Metrogyl Denta được thoa lên vùng nha chu viêm ngày 2 lần. Nên sử dụng sau mỗi bữa ăn
Trong 30 phút sau khi thoa gel, không nên ăn uống. Sử dụng trong 7 ngày.
Lưu ý: phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Lời khuyên khi sử dụng các loại thuốc bôi trị sưng nướu răng:
Khi bôi thuốc bạn nên sử dụng tăm bông để hạn chế việc nhiễm trùng hoặc tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc, xâm nhập vào bên trong miệng. Nếu dùng tay bạn cần rửa tay thật sạch trước và sau khi tiếp xúc với thuốc.
2. Thuốc chống viêm trị viêm nướu răng
Nhóm thuốc này phù hợp với những trường hợp nướu răng sưng viêm trung bình đến nặng hoặc khiến bạn sốt.
2.1 ibuprofen 400mg
Ibuprofen thuộc nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid, giúp hạ sốt, giảm sưng đau do viêm lợi bằng cách ngăn chặn quá trình sản sinh của các vi khuẩn gây viêm trong cơ thể.
Liều dùng, cách dùng: ngày uống 3 viên/3 lần, sau khi ăn.
Chống chỉ định: Không được dùng thuốc trên những đối tượng có tiền sử hoặc đang bị loét dạ dày, hen phế quản, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ.
2.2 Dexamethason 0.5mg
Thuốc trị viêm lợi Dexamethason (thuộc nhóm thuốc chống viêm chứa steroid - nhóm glucocorticoid) được dùng khi các thuốc chống viêm không chứa steroid không mang lại hiệu quả. Với tác dụng ức chế miễn dịch từ đó giúp kháng viêm mạnh mà dexamethason có thể giảm nhanh tình trạng mô nướu sưng đỏ, phù nề và đau nhức nhiều, đặc biệt với viêm nướu răng có mủ.
Liều dùng ngày uống 2 viên/2 lần, sau khi ăn.
Lưu ý: không dùng thuốc quá 3 tuần do có nguy cơ gây ức chế trục HPA
3. Thuốc kháng sinh trị sưng nướu răng
Nhóm thuốc này được sử dụng khi tình trạng sưng nướu răng do vi khuẩn, ở mức trung bình đến nặng. Khi uống thuốc cần uống hết liều, không bỏ dở giữa chừng khi tình trạng đã cải thiện, vì như thế sẽ dễ gây tình trạng kháng kháng sinh cho bạn.
3.1. Spirastad Plus
Thuốc Spirastad Plus là thuốc kháng sinh kết hợp giữa metronidazol hàm lượng 125mg và Spiramycin hàm lượng 750.000IU. Sự kết hợp này tạo ra hiệu quả rất tốt giúp giảm nhanh tình trạng sưng viêm nướu răng và được rất nhiều bác sĩ nha khoa tin dùng để điều trị nhiễm khuẩn răng - miệng (áp xe răng, viêm tấy và nhiễm khuẩn tuyến nước bọt) hoặc dự phòng nhiễm khuẩn tại chỗ sau hậu phẫu răng miệng.
Liều dùng thuốc:
- Người lớn: 4 - 6 viên/ ngày, chia làm 2 - 3 lần/ngày, uống trong bữa ăn.
- Trẻ em: 6 - 10 tuổi: 2 viên/ ngày, chia 2 lần, uống trong bữa ăn.
- Trẻ em 10 -15 tuổi: 3 viên/ ngày, chia 3 lần, uống trong bữa ăn.
Chống chỉ định: không dùng thuốc trên các đối tượng mắc bệnh lý tim mạch, rối loạn nhịp tim, rối loạn chức năng gan, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.
3.2. Amoxicillin 500mg
Amoxicillin là kháng sinh giúp phòng và ức chế vi khuẩn phát triển.Từ đó giảm các triệu chứng sưng viêm, đau rát do viêm lợi gây ra.
Liều dùng: ngày uống 3 viên/ 3 lần, sau khi ăn.
Lưu ý: Sử dụng thuốc liên tục từ 7 – 10 ngày để đạt kết quả tốt nhất và không được bỏ dở nửa chừng kể cả khi bạn đã thấy tình trạng bệnh đã được cải thiện để tránh tình trạng kháng kháng sinh.
4. Nước súc miệng trị viêm nướu
Nước súc miệng chủ yếu có tác dụng diệt khuẩn, phù hợp để sử dụng khi tình trạng mới chớm bắt đầu, đồng thời đem lại sự tiện dụng, giúp đảm bảo vệ sinh răng miệng hằng ngày cho bạn. Nước súc miệng trị viêm lợi Kin Gingival
Nước súc miệng Kin Gingival giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm nướu, loại bỏ vi khuẩn, cải thiện tình trạng sưng viêm nướu răng. Kin Gingival có chứa Chlorhexidine là hoạt chất diệt khuẩn tối ưu cho vùng răng miệng kết hợp với Flouride có tác dụng bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng.
Hướng dẫn sử dụng:
- Dùng sau khi đánh răng.
- Súc miệng trong 1 phút với khoảng 15ml dung dịch.
- Sử dụng 2-3 lần/ngày.
- Không nên ăn uống trong vòng 30 phút sau khi súc miệng.
- Không được nuốt.
5. Cách phòng ngừa viêm sưng nướu răng
Để phòng bệnh viêm nướu chân răng không phải là vấn đề quá khó khăn, chỉ với những cách đơn giản sau đây mỗi ngày bạn cũng có thể ngăn chặn được bệnh lý này:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, chọn bàn chải có lông mềm, có chức năng làm sạch cả 4 mặt răng theo hướng 45 độ. Thay bàn chải định kỳ 3 tháng/ 1 lần.
- Sưng nướu răng làm sao hết khi bạn vẫn tiếp tục sử dụng tăm xỉa răng vì tăm xỉa răng rất cứng, có thể gây tổn thương nướu
- Nên sử dụng chỉ nha khoa để giúp làm sạch sẽ các mảng bám cứng đầu còn sót lại trên răng khi ăn uống xong.
- Dùng nước súc miệng mỗi ngày.
- Nên đi nha khoa lấy cao răng định kỳ để loại bỏ các mảng bám trên răng cũng là loại bỏ vi khuẩn có nguy cơ gây nên sưng viêm nướu răng.
Hy vọng với bài viết này, Medigo đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về danh sách các thuốc trị sưng nướu răng tốt nhất 2023. Medigo luôn sẵn sàng hỗ trợ để bạn có thể giữ gìn sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất!
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(4 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm