Top 5 thuốc trị viêm da mặt hiệu quả
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
1. Tìm hiểu về bệnh viêm da mặt
Da mặt là một vùng da nhạy cảm nên dễ bị viêm da và dị ứng vì đây là vùng da khá mỏng và nhạy cảm hơn so với những vùng da khác. Viêm da mặt là tình trạng da bị viêm nhiễm do sự tấn công của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài như. Bệnh có xu hướng khởi phát mạnh mẽ ở những người có làn da dầu, thói quen chăm sóc da thiếu khoa học. Bên cạnh đó, các tổn thương trên da có xu hướng tồn tại dai dẳng, diễn biến phức tạp, dễ dàng lây lan sang các vùng da khác. Da thường có phản ứng tự bảo vệ mỗi khi tiếp xúc với các yếu tố lạ (phản ứng sẽ xuất hiện sau tiếp xúc khoảng từ vài phút đến vài giờ tùy thuộc mức độ kích ứng). Tuy nhiên,da phản ứng thái quá sẽ kéo theo một số triệu chứng như nổi ban, nổi mụn, ngứa rát xuất hiện. Viêm da mặt hình thành nhiều dạng mụn khác nhau như mụn viêm đỏ, mụn mủ, mụn bọc.
Một số triệu chứng thường gặp khi bị viêm da mặt:
- Mụn đỏ xuất hiện rải rác khắp bề mặt da, với kích thước mụn khác nhau có nhân trắng hoặc chỉ là mụn viêm đỏ không nhân
- Cảm giác ngứa ngày âm ỉ, kéo dài
- Da trở nên khô, đóng vảy, có thể xuất hiện các vết nứt
- Da bị dị ứng nổi sần ngứa
Viêm da mặt có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố kích hoạt bệnh khởi phát, bao gồm cả một số vấn đề trong đời sống sinh hoạt. Một số nguyên nhân gây viêm da mặt thường gặp:
- Đặc điểm da: người có làn da dầu thường dễ mắc viêm da nổi mụn hơn những nhóm da khác, lượng bã nhờn và dầu thừa trên mặt tạo điều kiện cho vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ lại gây viêm lễ chân lông
- Viêm da cơ địa: người có làn da nhạy cảm dễ mắc phải những bệnh lý về da.
- Dị ứng: Bệnh có thể khởi phát do sự tấn công của một số yếu tố ngoại lai như thực phẩm, thời tiết, khói bụi hoặc các sản phẩm làm sạch, mỹ phẩm… gây hiện tượng dị ứng da mặt.
- Thói quen chăm sóc da: da mặt không được vệ sinh đúng cách hoặc thiếu khoa học cũng chính là nguyên nhân khiến tình trạng viêm nhiễm, nổi mụn bùng phát. Các cặn bẩn, bọt sữa rửa mặt có thể đọng lại tại các lỗ chân lông, gây mụn viêm. Bên cạnh đó, thói quen sờ tay lên mặt,nặn mụn của không ít độc giả đã tạo điều kiện để vi khuẩn, bụi bẩn lây nhiễm.
- Tiếp xúc: Khi tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây kích ứng, chẳng hạn như vật dụng kim loại, hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa, cao su, lông thú, mạt bụi, phấn hoa… cũng rất dễ gây viêm da nổi mụn.
- Nặn mụn: Khi bạn nặn mụn, vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập sâu hơn vào da và khiến da bị nhiễm trùng.
2. Khi nào nên sử dụng thuốc điều trị viêm da mặt?
Viêm da mặt thường không nguy hiểm đến tính mạng cũng như không lây nhiễm sang người khác. Tuy nhiên, bệnh lý này lại rất dễ lây lan gây tổn thương vùng rộng hơn trên da mặt. Nổi mụn, ngứa da khiến người bệnh rơi vào trạng thái lo lắng, bất an lẫn khó chịu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày. Chưa kể, người bị viêm da dị ứng ở mặt còn cảm thấy thiếu tự nhiên, xấu hổ bởi vẻ ngoài kém thẩm mỹ của mình. Với những triệu chứng ngứa ngáy, sưng phồng, nổi mụn của bệnh viêm da mặt thì sử dụng thuốc điều trị viêm da mặt là một lựa chọn để ngăn chặn mụn mưng mủ và tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
3. Top 5 thuốc điều trị viêm da mụn
3.1 Kem bôi viêm da dị ứng Hidem Cream
Hidem Cream là một thuốc kết hợp các thành phần có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm làm giảm các biểu hiện viêm của bệnh lý da. Thuốc được chỉ định để điều trị các bệnh lý ở da như viêm da mặt, viêm da dị ứng, viêm da do tiếp xúc, chàm, hăm da, bệnh vảy nến, ngứa có bội nhiễm do vi khuẩn hoặc vi nấm. Ngoài ra thuốc còn được chỉ định trong trường hợp bỏng độ 1, vết côn trùng cắn, nấm da bao gồm nấm da chân, nấm da thân, nấm da đầu, nấm da đùi.
Cách dùng- liều dùng: Làm sạch tay và vùng da bị bệnh trước khi tiếp xúc với thuốc. Bôi một lớp kem mỏng bao phủ toàn bộ vùng da bệnh và xung quanh đó hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối.
Chú ý: Thời gian điều trị bằng Hidem Cream phụ thuộc vào mức độ bệnh lý và phản ứng của da đối với thuốc. Tuy nhiên bạn không nên kéo dài thời gian quá 4 tuần. Nếu thuốc không đáp ứng được các triệu chứng trên da, bạn nên ngưng thuốc và gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc điều trị viêm da HIDEM cream
3.2 Thuốc bôi viêm da dị ứng Fucicort Cream
Kem bôi Fucicort là sự kết hợp của hai thành phần có tác dụng diệt khuẩn và khả năng kháng viêm, chống dị ứng. Thuốc được chỉ định để điều trị các trường hợp viêm da nhiễm khuẩn hoặc có thể bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là đối với các bệnh về da như viêm da mặt, viêm da dị ứng, chàm khu trú, viêm da tiết bã, viêm tiếp xúc, vảy nến, lupus ban đỏ,...
Cách dùng - liều dùng: Làm sạch tay và vùng da bị viêm trước khi dùng thuốc. Bôi một lượng thuốc nhỏ lên vùng da bị ảnh hưởng, bôi 2 lần mỗi ngày cho tới khi đạt được kết quả mong muốn. Một liệu trình điều trị đơn không nên kéo dài quá 2 tuần.
3.3 Thuốc Cetirizin
Cetirizin là thuốc thuộc nhóm kháng histamin, là nhóm thuốc được sử dụng rất phổ biến trong điều trị các vấn đề kích ứng, dị ứng. Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm da mặt như sưng đỏ, ngứa ngáy hay phát ban và mề đay trên mặt.
Ngoài ra thuốc còn có tác dụng với một số triệu chứng như chảy nước mắt, hắt hơi, sổ mũi, ngứa, ngứa cổ họng hoặc mũi,...
Thuốc chống dị ứng cetirizine Stada 10mg
3.4 Thuốc Peritol
Peritol là thuốc kháng histamin, có thành phần chính Cyproheptadine, tác dụng điều trị tính trạng dị ứng như viêm da mặt, mề đay, phù thần kinh - mạch, viêm da do tiếp xúc, viêm da thần kinh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, côn trùng cắn,... Bên cạnh đó, thuốc Peritol còn được dùng để dự phòng và điều trị chứng đau nửa đầu, đau đầu do co mạch.
3.5 Thuốc bôi Erythromycin
Erythromycin là kháng sinh thuộc nhóm macrolid, được chỉ định để điều trị các tình trạng viêm nhiễm do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm sưng đỏ, đau nhức của mụn trứng cá, viêm da mặt,... ngoài ra còn giúp giảm tiết dầu dư thừa trên da, kiểm soát vấn đề tăng bã nhờn. Thuốc còn giúp nhanh lành vết thương, vết bỏng đang lên da non, làm mờ sẹo thâm do mụn trứng cá, mụn mủ.
Liều dùng - cách dùng: Rửa sạch vùng da bị bệnh hoặc chỗ da có sẹo, sau đó bôi kem nghệ mỗi ngày từ 1-2 lần cho tới khi khỏi hẳn.
4. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm da mặt
Để sử dụng thuốc điều trị viêm da mặt một cách an toàn và hiệu quả, hạn chế các tác dụng không mong muốn thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi sử dụng thuốc thì cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ và liều lượng được chỉ định vị thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, gây buồn nôn, buồn ngủ liên tục, khô mắt, khô miệng…
- Việc dùng thuốc ở trẻ sơ sinh cần được chỉ định và giám sát chặt chẽ từ bác sĩ nhi khoa, chỉ sử dụng thuốc điều trị viêm da mặt ở trẻ sơ sinh khi thật sự cần thiết
- Không tự ý thay đổi liều lượng thuốc hoặc ngừng thuốc khi chưa dùng đủ liều hoặc chưa thăm hỏi ý kiến chuyên môn từ bác sĩ, dược sĩ.
- Sau 2 tuần sử dụng thuốc, nếu không thấy tình trạng bệnh được cải thiện, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp hơn.
- Không sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc bôi trị viêm da mụn khác nhau, nếu sử dụng kèm theo các loại thuốc khác phải hỏi ý kiến của bác sĩ và tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định để tránh tương tác xấu giữa các loại thuốc
- Đối với các loại thuốc đường uống cần đặc biệt thận trọng trong liều lượng sử dụng để tránh gặp tác dụng phụ gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Trong quá trình sử dụng thuốc nên kết hợp chế độ ăn uống khoa học, xây dựng lối sống lành mạnh, tránh xa các yếu tố dẫn đến bệnh
5. Cách chữa viêm da mặt tại nhà
Dưới đây là một số phương pháp giúp người bệnh khắc phục các triệu chứng viêm da mặt tại nhà an toàn. Tuy nhiên, những mẹo dân gian chỉ mang tính chất hỗ trợ, không có tác dụng thay thế thuốc đặc trị.
- Chườm lạnh: Nhiệt độ lạnh có tác dụng giảm ngứa, làm dịu da và se khít lỗ chân lông. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần sử dụng viên đá nhỏ hoặc khăn mặt ướt để chườm lên da, tránh để lâu có thể dẫn tới bỏng lạnh.
- Mặt nạ trà xanh: Trong lá trà xanh có chứa nhiều hoạt chất giúp đẩy lùi tình trạng sưng viêm, chống oxy hóa, giảm thâm sẹo.
- Mặt nạ mật ong: Sử dụng mật ong tươi có tác dụng kháng viêm, loại bỏ chất bẩn.
6. Cách phòng tránh viêm da mặt
- Thường xuyên rửa mặt 2 lần mỗi ngày với sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, lành tính, không chứa cồn. Không dùng tay nặn mụn, cào lên da mặt vì sẽ tăng nguy cơ viêm da dị ứng ở mặt.
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Che chắn da cẩn thận mỗi khi ra đường; tránh viêm da dị ứng tiếp xúc.
- Kết hợp sử dụng kem dưỡng ẩm, thuốc đặc trị và kem chống nắng. Tuyệt đối không sử dụng mỹ phẩm tùy tiện, không rõ nguồn gốc. Chọn sản phẩm tùy thuộc vào tình trạng, loại da.
- Giữ vệ sinh không gian nhà ở, khăn mặt và chăn gối.
- Uống nhiều nước. Ít nhất từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Nước sẽ tạo môi trường tốt nhất cho việc chữa viêm da mặt, giúp làn da chống lại tình trạng khô ráp, nứt nẻ, lão hóa nhanh.
Trên đây là những chia sẻ của Medigo app về tình trạng viêm da mặt và top 5 loại thuốc điều trị viêm da mặt hiệu quả. Hy vọng rằng với bài viết trên sẽ đang mang lại những cho bạn những thông tin hữu ích để nhận diện, phòng ngừa và điều trị hiệu quả căn bệnh này.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(7 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm