lcp

Uống thuốc giảm đau bao lâu thì có tác dụng và trong bao lâu?

4.6

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Thời gian thuốc giảm đau có tác dụng và trong bao lâu phụ thuộc vào loại thuốc giảm đau và nguyên nhân gây đau. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau

1. Hiểu về thuốc giảm đau và cơ chế tác dụng của nó 

Với mục đích chung là kiểm soát cơn đau do viêm, hiện nay có nhiều nhóm thuốc giảm đau và có cơ chế hoạt động khác nhau. Cơ chế tác dụng của một số nhóm như sau:

1.1 Cơ chế tác dụng của thuốc giảm đau Opioid

Opioid gồm các loại thuốc phiện và các loại có nguồn gốc thuốc phiện. Các thuốc này có cấu trúc phân tử tương tự Opioid nội sinh và có các tác dụng tương tự. Morphin và codein là Opioid đầu tiên, Opioid là thuốc giảm đau loại mạnh, được bác sĩ chỉ định sử dụng trong các đơn đau nặng và dữ dội.

thuốc giảm đau có tác dụng trong bao lâu

Thuốc giảm đau Opioid được dùng cho các cơn đau dữ dội

Opioid hoạt động trong hệ thần kinh trung ương, giúp người bệnh xao nhãng và tạm thời quên đi cơn đau - bằng cách liên kết với các thụ thể Opioid ở màng trước và sau khớp thần kinh. Từ đó thuốc giảm đau này sẽ ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn các tín hiệu đau vào não, thay đổi nhận thức về cơn đau, tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể và làm giảm giảm giảm cảm giác đau mà người bệnh gặp phải. Cơn đau nặng sẽ biến mất dưới tác dụng của thuốc. 

Thuốc giảm đau Opioid gồm Morphin, Codein, Diamorphine (Heroin), Tramadol, Fentanyl,... có thể được dùng bằng đường uống hoặc qua miếng dán thẩm thấu qua da. Cần thận trọng tới những tác dụng phụ mà Opioid có thể gây ra, bởi các thụ thể Opioid có trong các mô của cơ thể, và sự tương tác của các thụ thể này với thuốc là nguyên nhân của những tác dụng phụ đó. Ngoài ra, sử dụng Opioid kéo dài có thể dẫn tới tình trạng cần tăng liều thuốc để có tác dụng giảm đau ban đầu, phụ thuộc tâm lý vào thuốc, và gây nghiện. Để tránh các triệu chứng gặp phải khi cai nghiện thuốc, người bệnh không nên đột ngột dừng hoặc giảm thấp liều dùng, mà nên từ từ giảm liều trước sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

1.2 Cơ chế tác động của thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol (còn được viết đến với cái tên Acetaminophen) - là thuốc giảm đau cơ sở, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay do có sự cân bằng giữa nguy cơ và lợi ích, được ưu tiên sử dụng cho cả người lớn, trẻ em và được cân nhắc là an toàn cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, cho con bú. Mặc dù vậy, cơ chế giảm đau của Acetaminophen vẫn đang còn là một ẩn số với nền y học, vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. 

Hiện nay có giả thiết cho rằng, Paracetamol hoạt động trên enzym COX-3, là một enzym có trong não và tủy sống. Paracetamol ngăn chặn enzym này và làm giảm mức độ Prostaglandin ở vùng dưới đồi (một acid béo không no ở các mô, đóng vai trò như một chất trung gian hóa học của quá trình viêm và cảm nhận đau). Thuốc được sử dụng để giảm đau đau và hạ sốt. 

Paracetamol không có tác dụng giảm viêm, không can thiệp tới COX-2 và không có tác dụng đối với enzym COX-1 (một enzym có vai trò điều hòa các hoạt động sinh lý của nhiều cơ quan trong cơ thể) ở liều điều trị, nên ít gây ra tác dụng phụ.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng Paracetamol quá liều hoặc lạm dụng thuốc là gây độc cho gan thận. Bởi vì điều này, những người đã có tổn thương gan từ trước đó, hoặc có tiền sử nghiện bia rượu nên thận trọng trước khi sử dụng thuốc, bởi Paracetamol có thể khiến tổn thương sẵn có nặng thêm.

thuốc giảm đau có tác dụng trong bao lâu

Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau paracetamol vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.

1.3 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid (NSAID)

Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau NSAID là ức chế hoạt động của COX (cyclo - oxygenase), là một enzym có vai trò quan trọng trong việc tạo ra Prostaglandin (một acid béo không no ở các mô, đóng vai trò như một chất trung gian hóa học của quá trình viêm và cảm nhận đau). NSAID ức chế tác động của COX, việc này sẽ làm giảm quá trình sản xuất Prostaglandin, đưa nhiệt độ cơ thể về mức bình thường. Sự giảm sản xuất Prostaglandin, đồng nghĩa với việc tín hiệu đau giảm bớt, mặc dù các tế bào vẫn bị tổn thương.

Có hai dạng chính của COX là COX-1 là COX-2, trong đó COX-2 xuất hiện trong các phản ứng viêm. Trong nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, chỉ thuốc aspirin có tác dụng ức chế không phục hồi enzym COX-1, dẫn tới ức chế tổng hợp chất Thromboxane (là chất có nguồn gốc từ tiểu tiểu cầu, chất trung gian gây viêm, kích thích tạo huyết khối. Từ đó Aspirin có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, được chỉ định sử dụng trong việc điều trị và dự phòng tim mạch, ngăn ngừa biến cố tim mạch.

Khi sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid quá liều hoặc trong thời gian dài có thể gặp một số tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa, hệ tim mạch, có nguy cơ suy thận và nhiễm độc gan. Cũng giống như Paracetamol, người bị tổn thương gan từ trước hoặc nghiện rượu bia nên thận trọng khi có ý định sử dụng thuốc. NSAID chống chỉ định đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú. 

2. Uống thuốc giảm đau sau bao lâu thì có tác dụng?

Không có một mốc thời gian chính xác cho tác dụng nhận được của thuốc giảm đau. Bởi vì tùy từng loại thuốc - dược động học và dược lực học, dạng bào chế và sinh khả dụng của mỗi người khác nhau nên thời gian để thuốc có tác dụng cũng khác nhau. Có những thuốc có hiệu lực ngay sau 15 phút và có thể kéo dài trong 6 tiếng sử dụng. 

Nếu người bệnh dùng thuốc giảm đau dạng tiêm trực tiếp, hiệu lực giảm đau sẽ lâu hơn, tuy nhiên dạng thuốc này không được tùy tiện sử dụng, chỉ được dùng trong trường hợp đặc biệt được chỉ định từ bác sĩ, khi bệnh nhân bị đau quá dữ dội. 

Nên sử dụng thuốc giảm đau trong bao lâu? Hầu hết mọi người uống thuốc giảm đau ngắn ngày đối với các cơn đau như đau bụng kinh, đau đầu, đau cơ, đau lưng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp người bệnh phải sử dụng thuốc giảm đau dài ngày, điển hình như những cơn đau mạn tính, viêm khớp. Cần xin ý kiến của bác sĩ đối với những trường hợp cần sử dụng thuốc trong thời gian dài như vậy. Cũng giống như hầu hết các thuốc khác, mọi người nên dùng thuốc giảm đau với liều lượng thấp nhất có thể và trong thời gian ngắn nhất kiểm soát được cơn đau. Việc này sẽ tránh tình trạng nhờn thuốc, bảo vệ sức khỏe khỏi các tác dụng phụ có thể gặp phải.

uống thuốc giảm đau bao lâu thì có tác dụng

Thời gian tác dụng của từng loại thuốc khác nhau là khác nhau

3. Cách bao lâu thì có thể uống thuốc giảm đau lại? 

Cần tuân thủ khoảng cách tối thiểu giữa hai lần dùng là 4-6 giờ. Trong trường hợp đau nặng, có thể uống lần đầu 2 viên, sau đó khi đảm bảo khoảng cách tối thiểu, uống tiếp 1 viên nếu cần và không vượt quá 4 viên/ngày.

4. Một số tác dụng phụ của thuốc giảm đau

Bên cạnh việc được sử dụng rộng rãi hiện nay với tác dụng giảm đau, thuốc cũng có thể gây một vài tác dụng không mong muốn lên cơ thể người dùng. Dưới đây là một số tác dụng phụ người dùng cần lưu ý:

  • Tổn thương gan khi sử dụng thuốc giảm đau quá liều

Nếu người bệnh sử dụng thuốc liều cao sẽ khiến gan cần chuyển hóa đột ngột lượng thuốc quá liều, sẽ gây hại cho các tế bào gan, thậm chí dẫn tới suy gan cấp tính và tử vong. Nếu gan của người bệnh đã bị tổn thương, Paracetamol và một số thuốc giảm đau khác có thể khiến tổn thương đó nặng hơn. Vậy nên những người nghiện rượu bia hoặc gan đã bị tổn thương từ trước đó cần thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau.

  • Ảnh hưởng tới đường tiêu hóa gây viêm loét dạ dày

Một số thuốc nếu dùng liều cao hoặc trong thời gian dài sẽ có thể gây ra một số triệu chứng tới dạ dày như ợ chua, ợ hơi, đau bụng, buồn nôn. Đặc biệt ibuprofen dùng quá liều thậm chí dẫn tới loét dạ dày, xuất huyết nghiêm trọng. 

  • Suy giảm chức năng thận

Một số thuốc giảm đau NSAID như Ibuprofen, naproxen có thể gây tổn thương thận, thậm chí suy thận đối với những bệnh nhân mắc cao huyết áp và tiểu đường, đặc biệt với những người có tiền sử bệnh thận.

  • Ảnh hưởng tới tim mạch

Thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid từ lâu đã được biết tới ảnh hưởng xấu đối với các bệnh nhân mắc bệnh tim. Nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc NSAID làm tăng nguy cơ tái nhồi máu cơ tim, thậm chí tử vong. Vì vậy, các hướng dẫn thực hành lâm sàng hiện nay khuyến cáo không sử dụng NSAID ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch.

  • Gây nghiện khi lạm dụng thuốc giảm đau Opioid:

Thuốc giảm đau nhóm Opioid là những thuốc giảm đau gây nghiện, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gặp khó khăn khi ngưng thuốc. 

  • Người lớn tuổi bị tăng nguy cơ gãy xương khi sử dụng thuốc giảm đau Opioid

Việc sử dụng thuốc giảm đau nhóm Opioid nhiều làm tăng nguy cơ gãy xương, khó hồi phục sau đó đặc biệt đối với người cao tuổi.

uống thuốc giảm đau bao lâu thì có tác dụng

Thuốc giảm đau nhóm Opioid có thể gây nghiện và tăng nguy cơ gãy xương với người cao tuổi

  • Tác dụng phụ tới hệ thần kinh trung ương

Sử dụng thuốc giảm đau quá liều, một số hiếm trường hợp người bệnh gặp phải ý thức, hôn mê, co giật và suy nhược hệ thần kinh trung ương. 

 5. Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến và rộng rãi hiện nay, thuốc không kê đơn dễ mua và dễ sử dụng. Tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc, sử dụng không hợp lý sẽ gây ra một số tác dụng không mong muốn và ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy nên mọi người cần chú ý một số điều dưới đây để dùng thuốc đạt hiệu quả và đảm bảo sức khỏe:

  • Đối tượng sử dụng: 

Trẻ em dưới 16 tuổi không sử dụng Aspirin

Phụ nữ mang thai và cho con bú hạn chế sử dụng thuốc giảm đau, có thể dùng Paracetamol khi được bác sĩ cân nhắc

Người cao tuổi cần thận trọng trong việc lựa chọn thuốc, sử dụng với liều lượng thích hợp 

  • Không tự ý phối hợp các thuốc giảm đau khác nhau để tránh xảy ra trường hợp tương tác thuốc, giảm tác dụng của thuốc và gây ra tác dụng phụ đối với cơ thể.
  • Không lạm dụng thuốc giảm đau, chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết, tránh tình trạng nhờn thuốc.
  • Nên sử dụng thuốc với liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất
  • Thời gian giữa các lần uống là 4-6 tiếng, chú ý không vượt quá liều dùng tối đa khi sử dụng thuốc

Bài viết trên đây giải đáp thắc mắc cho mọi người về thời gian uống thuốc giảm đau có tác dụng, và tác dụng đó của thuốc trong bao lâu. Cùng với đó là một vài vấn đề liên quan, gồm cơ chế tác dụng của thuốc giảm đau và cơ chế sử dụng thuốc. Medigo app hy vọng bài viết này giúp mọi người hiểu hơn về thuốc giảm đau cũng như cách chọn thuốc và sử dụng thuốc hiệu quả, để giảm đau và tránh gây tác dụng không mong muốn cho cơ thể. Chúc mọi người thật nhiều sức khỏe

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.


 

Đánh giá bài viết này

(8 lượt đánh giá).
4.6
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm