lcp

Tăng Cholesterol: Nguyên nhân, biểu hiện, chuẩn đoán và điều trị

5.0

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Là một trong ba lipid thiết yếu của cơ thể, cholesterol đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hàng rào tế bào, sản xuất dịch mật lẫn sản xuất hormone sinh dục. Tuy nhiên, không phải loại cholesterol nào cũng góp phần xây dựng cơ thể khỏe mạnh và việc dung nạp quá nhiều loại lipid này lại có tác dụng ngược, làm tiểm ẩn nguy cơ không tốt cho sức khỏe.

Phân loại chất béo và nguyên nhân gây nên tăng cholesterol

Kết hợp với protein thành lipoprotein và được vận chuyển qua các hệ thống mạch máu, hai loại cholesterol gắn với protein phải kể đến:

  • Lipoprotein tỷ trọng thấp thấp (LDL): Là dạng cholesterol “xấu”, vận chuyển các phân tử cholesterol đi khắp cơ thể. Chúng là tác nhân bám vào lòng thành mạch máu, gây hẹp và mảng xơ vữa.
  • Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL): Là dạng cholesterol “tốt”, ngược lại với LDL. Phân tử cholesterol từ HDL sẽ được vận chuyển trở lại về gan chứ không bám vào thành mạch máu như trên.

Tang-Cholesterol (4).jpg

Phân tử lipid cũng bao gồm cả định lượng loạt chất béo triglycerides. Nồng độ triglycerides cao trong cơ thể sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu đối với hệ tim mạch.

Những yếu tố có thể can thiệp được như vận động thể thao, chế độ ăn hay thừa cân béo phì sẽ làm tăng/giảm nồng độ cholesterol cũng như triglycerides có trong cơ thể. Ngoài ra còn có các yếu tố khác mà chính bạn sẽ cần hỗ trợ để can thiệp, thậm chí yếu tố di truyền có thể khiến cơ thể bạn khó đào thải LDL ra khỏi cơ thể hơn người bình thường.

Các bệnh lý có thể tạo/làm tăng nồng độ cholesterol “xấu” LDL như:

  • Bệnh thận mạn
  • Tiểu đường
  • HIV-AIDS
  • Nhược giáp
  • Lupus

Nồng độ cholesterol có thể bị tác động không tốt bởi một số loại thuốc mà bạn đang dùng để điều trị các bệnh lý hiện mắc, chẳng hạn như:

  • Thuốc trị mụn
  • Thuốc điều trị ung thư
  • Thuốc tăng huyết áp
  • Thuốc điều trị HIV/AIDS
  • Thuốc trị loạn nhịp tim
  • Thuốc chống thải ghép ở bệnh nhân ghép tạng

Các yếu tố nguy cơ có thể khiến nồng độ cholesterol tăng khó kiểm soát

Ngoại trừ các tác nhân di truyền hay bệnh hiện mắc, yếu tố lối sống góp một phần quan trọng trong việc điều hòa nồng độ cholesterol có trong cơ thể. Tỷ lệ LDL, loại cholesterol không tốt cho sức khoẻ có thể tăng cao nếu bạn đang có những thói quen sau:

Tang-Cholesterol (3).jpg

  • Chế độ ăn quá nhiều chất béo bão hoà hay chuyển hoá sẽ làm tăng nồng độ cholesterol không tốt. Chất béo bão hoà thường có trong mỡ của các loại thịt hay các chế phẩm từ sữa nguyên kem còn chất béo chuyển hóa thường sẽ có trong thức ăn vặt đóng gói sẵn (snacks) hay món tráng miệng.
  • Béo phì với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên có nguy cơ tăng cholesterol máu cao hơn những đối tượng khác
  • Không thường xuyên vận động sẽ không giúp cơ thể kích thích tạo ra HDL, cholesterol có lợi cho cơ thể
  • Hút thuốc sẽ có xu hướng làm giảm nồng độ HDL trong cơ thể
  • Thói quen uống quá nhiều đồ uống có cồn làm tăng tổng nồng độ cholesterol của cơ thể
  • Ở độ tuổi từ 40 trở lên, chức năng gan sẽ hạn chế hơn khả năng đào thải LDL ra khỏi cơ thể so với trước đây

Biến chứng nguy hiểm

Nồng độ cholesterol trong máu vượt mức cho phép góp phần tạo mảng xơ vữa, làm thu hẹp lòng ống mạch máu của cơ thể theo thời gian. Hệ quả của tình trạng này khiến sự bơm máu đến các mô và cơ quan khác bị hạn chế, gây nên những biến chứng nguy hiểm, như:

Tang-Cholesterol (1).jpg

  • Đau thắt ngực: Nếu hệ thống mạch vành nuôi tim bị hẹp lòng do xơ vữa từ cholesterol, bạn có thể gặp phải tình trạng đau thắt ngực và triệu chứng của nhóm bệnh mạch vành
  • Đau tim: Nếu mảng xơ vữa bị rách, miễn dịch của cơ thể sẽ vô tình tạo nên cục máu đông ở vị trí xơ vữa gây tắc mạch. Hệ quả sẽ làm gây nên triệu chứng đau tim cực kì nguy hiểm.
  • Đột quỵ: Tương tự như đau tim, đột quỵ xảy ra khi cục máu đông gây tắc lòng mạch cản trở lưu thông máu

Chẩn đoán

Xét nghiệm máu về nồng độ cholesterol sẽ kiểm tra nồng độ ở 4 thành phần sau:

  • Cholesterol toàn phần
  • LDL cholesterol
  • HDL cholesterol
  • Triglycerid

Đa số trường hợp xét nghiệm, bác sĩ sẽ không có yêu cầu chỉ định nhịn ăn. Về lý thuyết, kết quả xét nghiệm khi bệnh nhân nhịn ăn và chỉ uống nước lọc sẽ cho ra con số chính xác hơn.

hinh_1.jpg

hinh_2.jpg

hinh_3.jpg

hinh_4.jpg

Điều trị

Điều trị không dùng thuốc bằng việc thay đổi lối sống được xem là đầu tay để ngăn ngừa tình trạng tăng cholesterol. Nếu biện pháp này vẫn không cải thiện các chỉ số cholesterol, bác sĩ có thể chỉ định việc dùng thuốc cho bạn.

Tang-Cholesterol (2).jpg

Việc lựa chọn và phối hợp thuốc sẽ còn tùy vào tình trạng sức khoẻ, yếu tố nguy cơ, độ tuổi và tác dụng phụ của thuốc nếu có:

  • Nhóm statins: Có tác dụng ức chế quá trình sản sinh cholesterol tại gan, đồng thời đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Các loại statins thường dùng có thể kể đến atorvastatin (Lipitor), fluvastatin (Lescol), lovastatin (Altoprev), pitavastatin (Livalo), Pravastatin (Pravachol), rosuvastatin (Crestor) and simvastatin (Zocor).
  • Thuốc ngăn hấp thu cholesterol: Ruột non là nơi sẽ hấp thu cholesterol từ thức ăn và phóng thích chúng vào mạch máu. ezetimibe (Zetia) có tác dụng giảm nồng độ cholesterol máu nhờ ngăn chặn hấp thu chúng từ thức ăn.
  • Bempedoic acid: Có cách hoạt động tương tự như statins, nhưng ít tác dụng phụ làm đau cơ hơn. Bổ sung bempedoic acid (Nextelol) cho tổng liều statins lên liều tối đa sẽ làm hạ nồng độ LDL trong máu đáng kể. Viên uống phối hợp giữa bempedoic acid và ezetimibe (Nexlizet) cũng đã có mặt trên thị trường.
  • Nhóm Resins (Bile-acid-binding resins): Gan sử dụng cholesterol để tạo nên acid mật (thành phần chính của dịch mật). Các nhóm thuốc holestyramine (Prevalite), colesevelam (Welchol) and colestipol (Colestid) sẽ gián tiếp làm giảm nồng độ LDL nhờ việc kích thích cholesterol tạo lên dịch mật ở gan.
  • Ức chế PCSK9: Bao gồm Alirocumab (Praluent) and evolocumab (Repatha), nhóm ức chế PCSK9 có thể sử dụng cho nhóm đối tượng tăng LDL bẩm sinh trong máu hay bệnh nhân có bệnh mạch vành nhưng không hấp thu được nhóm statins hay các thuốc khác. Tác dụng của nhóm này sẽ hỗ trợ gan hấp thu LDL, đồng thời giảm nồng độ lipoprotein này trong máu xuống đáng kể.

Nếu bạn đang có tình trạng tăng Triglycerides máu, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn các loại thuốc sau:

  • Fibrates: Như fenofibrate (Tricor, Fenoglide, others) and Gemfibrozil (Lopid) để giảm nồng độ VDLD (very-low-density lipoprotein) và đẩy nhanh đào thải triglycerides ra khỏi cơ thể. Thận trọng khi dùng fibrates cùng statins vì chúng có thể làm tăng tác dụng phụ của nhóm thuốc sau.
  • Niacin: Làm hạn chế khả năng sản xuất LDL và VLDL, tuy nhiên nhóm này có tác dụng phụ liên quan đến tổn thương gan và đột quỵ. Do đó, bác sĩ thường chỉ định niacin chỉ khi bệnh nhân không sử dụng được nhóm statins.
  • Nhóm hỗ trợ acid béo Omega 3: omega 3 được cho là có khả năng giảm nồng độ LDL. Bệnh nhân được dùng loại thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ vì chúng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các nhóm thuốc khác khi điều trị.

Phòng ngừa tình trạng tăng cholesterol máu

Một lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tăng cholesterol một cách hiệu quả. Các thói quen bạn nên áp dụng bao gồm:

  • Ăn các thực phẩm ít muối, bổ sung nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám
  • Hạn chế ăn mỡ động vật, bổ sung chất béo có lợi vừa đủ cho nhu cầu hằng ngày
  • Giữ mức cân nặng ở mức lý tưởng
  • Bỏ hút thuốc
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Hạn chế tình trạng căng thẳng, giữ tinh thần thư thái

Đánh giá bài viết này

(1 lượt đánh giá).
5.0
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm