lcp

Hoa cúc tâm tư – Loại thuốc quý giá nhưng ít người biết

4.9

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

Ths.BS Nguyễn Thị Thảo My

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Da liễu-Thẩm mỹ

Hoa cúc tâm tư bên cạnh là loại hoa trồng để làm cảnh thì còn là một vị thuốc thường dùng trong Đông y với nhiều công dụng như trị vàng da, kích thích ruột mật, trị mụn nhọt, mụn cóc, lỏe loét... Dưới đây, MEDIGO sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu đầy đủ về những lợi ích cũng như tác dụng của loại cây này.

1. Giới thiệu về hoa Cúc tâm tư

Cúc tâm tư hay còn thường được biết đến với tên gọi Cúc kim tiền, cúc vạn thọ hay Hoa xuxi, là một giống hoa đẹp được trồng rộng rãi và phổ biến ở khắp mọi nơi.

1.1 Lịch sử tên hoa Calendula

Calendula là tên gọi theo pháp danh quốc tế, được biến thể từ chữ cái Calendae hay dịch là “tiểu lịch”, “tiểu đồng hồ” của Tiếng Latin. Cúc tâm tư (Calendula officinalis) nằm trong họ Cúc Asteraceae và có mang nhiều đặc điểm của giống hoa cúc.

1.2 Đặc điểm thực vật

Là loài cây thảo có thời gian sinh trưởng và vòng đời ngắn chỉ tầm 1 năm, thân cứng có nhiều nhánh. Cây có chiều cao từ từ 30-60cm, các lá mọc so le từ thân đi lên, cuống lá ngắn, lá ở dưới có hình cái bay còn lá ở trên sẽ có hình bầu dục với nhiều lông mềm trên bề mặt lá. 

Hoa mọc trên ngọc cây với đường kính hoa từ 3-5cm, có màu cam vàng nổi bật, cánh hoa hình thon dài, các cánh xen kẽ khăng khít với nhau xung quanh nhụy hoa. Quả của cây có hình thuôn hẹp và nhỏ chỉ tầm dưới 1cm, vỏ quả màu nâu với nhiều u nhỏ, đầu cong về bên trong, thường không có mào lông ở đỉnh.

1.3 Thu hái và chế biến

Thường người ta chỉ sử dụng đến hoa và rễ cây để làm thuốc, vì thế đây là 2 bộ phận được thu hái chính. Thường thu hoạch hoa vào thời điểm hoa nở nộ thường vào tháng 6 tới tháng 10 hàng năm, sau đó đem phơi khô dưới bóng râm cho tới khi khô lại thì cất vào bình và bảo quản. Rễ cây cúc tâm tư có thể được thu hoạch vào bất kỳ lúc nào khi cần tới.

cúc tâm tư

Hoa cúc tâm tư chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe

1.4 Đặc điểm phân bố

Đây là loài cây khá dễ trồng và phù hợp với điều kiện thời tiết mát mẻ, khô ráo như những vùng đồi núi. Trên thế giới loài cây này được trồng phổ biến nhất tại Ấn Độ và Trung Quốc không chỉ vì mục đích làm thuốc mà còn nhiều mục đích khác. Tại nước ta, có thể tìm thấy cúc tâm tư ở bất cứ đâu, nhưng trồng nhiều nhất là ở các địa phương như Thái Nguyên, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Sơn La, Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng, Lâm Đồng, Đăk Lăk và Tp.Hồ Chí Minh.

1.5 Thành phần hóa học

Cánh hoa cúc tâm tư là bộ phận chứa nhiều Flavonoid – một chất chống viêm tự nhiên có nhiều công dụng khác như chống mảng huyết khối, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ thần kinh, cải thiện bệnh tiểu đường... Bên cạnh đó, hoa cũng có thêm thành phần tinh dầu, saponin, acid salicylic, chất đắng và một ít nhựa cây.

2. Tác dụng - Công dụng của hoa Cúc tâm tư

Được dùng phổ biến trong y học, chắc hẳn hoa cúc tâm tư cũng có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, cụ thể như:

2.1 Tác dụng dược lý 

Tinh dầu cúc tâm tư là một thành phần được sản xuất phổ biến và được sản xuất bằng cách ngâm hoa cúc vào các loại dầu khác như dầu dừa hay dầu oliu. Sau đó tinh dầu được ứng dụng để sản xuất ra dầu thơm, thuốc mỡ, kem dưỡng da cùng nhiều loại thuốc trị bệnh ngoài da khác.

Bên cạnh đó, dầu cúc tâm tư cũng được sử dụng như một dạng viên nang hay thuốc uống hoặc bằng cách hãm trà uống. Các thành phần trong cúc tâm tư đã được nghiên cứu và sử dụng để điều trị các vấn đề như phát ban ở trẻ em, nhiễm nấm men phụ khoa, viêm nhiễm do vết thương.

Tác dụng giảm đau, kháng viêm thường được dùng trong nhiều loại thuốc uống, trà uống và được dùng cho cả bệnh nhân ung thư. 

Bên cạnh đó, bôi gel ngoài da có chứa thành phần từ cúc tâm tư cũng có khả năng giúp giảm viêm da, giảm mụn, làm lành vết thương, thúc đẩy sự tái tạo mô và tăng cường collagen cho da.

2.2 Công dụng theo y học cổ truyền

Đối với y học cổ truyền, cúc tâm tư là vị thuốc được kết hợp phổ biến để chữa nhiều bệnh lý khác nhau.

Tính vị, tác dụng

Rễ cúc tâm tư có tính bình, vị đắng và thường được sử dụng trong các trường hợp cần noãn hạ thông kinh, hay hành khí hoạt huyết.

Hoa cúc tâm tư là vị thuốc có nhiều thành phần quý giá, với tác dụng điều hòa kinh nguyệt, kháng viêm, lợi tiểu, kích thích tiết mật ở ruột, làm dịu cơn đau , kích thích khả năng tái tạo của mô để làm lành vết thương, làm ra mồ hôi ở trường hợp cần thiết, giảm huyết áp mạch ngoại vi, giúp chống ung thư.

cúc tâm tư

Tác dụng của Hoa cúc tâm tư trong y học cổ truyền

Công dụng của hoa Cúc tâm tư

Với Đông y, thường kê hoa cúc tâm tư trong những trường hợp bị bệnh vàng da, rối loạn kinh nguyệt, kém tiết mật, bị mụn nhọt hay lở loét trên da, nứt nẻ, áp xe, vảy nến, viêm hạch da, và cả ung thư.

Rễ cây cúc tâm tư thường được sử dụng trong trường hợp trường phong hạ huyết, u kết và sán khỉ trong đường tiêu hóa. 

2.3 Tác dụng của tinh dầu hoa Cúc tâm tư

Như đã nói ở trên, tinh dầu cúc tâm tư là thành phần được sản xuất đặc biệt để đem đến những công dụng, đặc biệt là với làn da bằng cách sử dụng bên ngoài da.

Dùng như kem chống nắng

Một số nghiên cứu cho thấy dầu hoa cúc tâm tư có đem lại khả năng chống nắng, bảo vệ da khỏi tác động từ tia cực tím.

 cúc tâm tư

Tác dụng làm đẹp của cây hoa cúc tâm tư

Giúp chữa lành vết thương

Các thành phần hoạt chất như đã nói ở trên có thể giúp kích thích quá trình tái tạo mô để chữa lành những vết thương, vết sẹo trên da, giảm sưng viêm và làm dịu da hiệu quả.

Trị mụn

Với khả năng kháng viêm, giảm sưng đau thì tinh dầu hoa cúc tâm tư cũng được dùng để trị mụn, giảm tình trạng mụn viêm sưng và làm dịu da đang bị tổn thương do mụn, ngăn ngừa mụn tái phát.

Trị bệnh chàm và hăm tã

Tinh dầu Calendula được nhiều nghiên cứu chứng minh là có khả năng làm dịu da, giảm viêm và giúp cải thiện tình trạng hăm tã hay bệnh chàm. Lưu ý chỉ sử dụng ngoài da bằng cách thoa lên một lớp dầu mỏng mỗi ngày.

Chữa bệnh vẩy nến và làm đẹp da

Thành phần trong tinh dầu cúc tâm tư có khả năng thúc đẩy quá trình hydrat hóa và giúp da săn chắc. Đối với tình trạng viêm da tiếp xúc hay vảy nến, sử dụng tinh dầu bên ngoài da có thể hỗ trợ giảm viêm và cải thiện làn da hiệu quả. 

Trên đây là những thông tin về loài Hoa Cúc Tâm Tư được MEDIGO tổng hợp và cung cấp đến bạn đọc, hy vọng có thể giúp ích cho bạn. 

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

+ Nguồn tài liệu tham khảo:

  • Cúc tâm tư – Từ trang 90 đến trang 91, Từ điển Cây thuốc Việt Nam - Tập 1 (Xuất bản năm 2021).
  • 7 Ways to Use Calendula Oil for Your Skin, Healthline. Tác giả Emily Cronkleton (Xuất bản ngày 18 tháng 4 năm 2019).
  • What Is Calendula? Learn about the anti-inflammatory and antimicrobial benefits, Verywellhealth. Tác giả Barbie Cervoni MS, RD, CDCES, CDN (Xuất bản ngày 17 tháng 8 năm 2022).

Đánh giá bài viết này

(11 lượt đánh giá).
4.9
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm